top of page

KHÁM PHÁ XỨ THÁNH| CÔ-LÔ-SE: NƠI TÌM THẤY TỰ DO ĐỂ THA THỨ

  • Writer: .
    .
  • Nov 23, 2020
  • 4 min read

Updated: Apr 1, 2021

3 bài học từ thư tín Cô-lô-se và Phi-lê-môn


Tuần vừa rồi, tôi có một cơ hội đặc biệt được đi bộ lên đỉnh của ngọn đồi nơi có thành cổ Cô-lô-se. Khi đứng trên đỉnh đồi, tôi đã mở ra đọc lại lá thư được viết gởi cho các tín đồ tại thành Cô-lô-se. Lá thư nhắc nhở tôi về một bài học quan trọng, đó là bài học về sự tha thứ.


Hình: Đồi Cô-lô-se với biển báo, theo Pictorial Library of Bible Lands

Xét về mặt khảo cổ học, khu vực khai quật này không cho chúng ta nhiều thông tin về thành Cô-lô-se ngoại trừ vài tảng đá chạm trổ dựng đứng trên mặt đất như những tấm bia mộ và đường nét của một nhà hát cổ nằm ở một phía trên sườn đồi. Nằm giữa một thung lũng tuyệt đẹp, khu vực này nhắc chúng ta nhớ đến những con người đã từng sống ở đây, những khó khăn họ phải đối diện, nhất là Phi-lê-môn và người nô lệ đã bỏ trốn khỏi nhà ông.


Thay mặt cho Ô-nê-sim, người nô lệ đã bỏ trốn và gặp ông tại thành Rô-ma, sứ đồ Phao-lô đã viết lá thư này cho người chủ là Phi-lê-môn. Lá thư của Phao-lô không chỉ đưa chúng ta đi từ Rô-ma đến thành Cô-lô-se, mà còn mô tả hành trình của chính chúng ta với Chúa — hành trình từ kẻ bị kết án đến trở thành người được tha thứ.



TỪ XIỀNG XÍCH ĐẾN TỰ DO


Trong quyển sách nổi tiếng của Edward Gibbon, The Decline and Fall of the Roman Empire (tạm dịch, Sự Suy tàn và Sụp đổ của Đế chế La-mã), tác giả ước tính có một nửa dân số của đế chế La mã, khoảng 60 triệu người, là nô lệ. Khi một người nô lệ bỏ trốn, thì hi vọng duy nhất của người đó nếu muốn được quay trở về nhà chủ mà không bị hình phạt hay bị tử hình, là một người bạn của chủ sẽ thay mặt người nô lệ và viết thư cho người chủ.


Hình: Khu Insula tại Rome, theo Pictorial Library of Bible Lands

Sách Công vụ các sứ đồ cho chúng ta biết khi Phao-lô bị bắt giam lần đầu tiên tại Rô-ma, ông đã bị bắt trong chính nơi mà ông đang ở trọ — có lẽ là một nơi giống như hình ở bên trên, được gọi là insula, là khu vực vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay ở Rô-ma. Thật vậy, chúng ta có thể bắt gặp những khu insula như thế này ở khắp nơi tại Rô-ma.


Trong sự tể trị của Chúa, Ô-nê-sim, người nô lệ bỏ trốn đã gặp Phao-lô tại Rô-ma. Cuộc gặp gỡ này đã thay đổi cuộc đời và số phận đời đời của Ô-nê-sim bởi Phao-lô đã đưa Ô-nê-sim đến chỗ tin nhận Chúa.


Những lời Phao-lô viết cho Phi-lê-mon chứa đựng một lẽ thật mà chúng ta cần ghi nhớ nếu chúng ta muốn thật sự tận hưởng sự tự do mà việc tha thứ đem đến cho chúng ta, là những kẻ bị kết tội:

Vả, có lẽ người đã tạm xa cách anh, cốt để anh nhận lấy người mãi mãi, không coi như tôi mọi nữa, nhưng coi hơn tôi mọi, coi như người anh em yêu dấu, nhứt là yêu dấu cho tôi, huống chi cho anh, cả về phần xác, cả về phần trong Chúa nữa!” (Phi-lê-môn 15-16)


Sự tương phản giữa “tạm” và “mãi mãi” cho thấy một ý nghĩa khác, lớn lao hơn trong lời của Phao-lô ngoài câu chuyện xung quanh người nô lệ bỏ trốn và chủ của mình. Sự xa cách tạm thời là khởi đầu cho một cuộc hội ngộ mãi mãi và tốt đẹp hơn. Phao-lô đã nhắc đến sự tể trị của Đức Chúa Trời trong tình huống này.


Chúng ta cần phải—bắt buộc phải—làm điều tương tự.


"Điều lớn lao hơn đang xảy ra trong những tình huống dường như bế tắc trong cuộc sống của chúng ta. Đức Chúa Trời vẫn đang hành động. Ngài hành động ngay cả trong những mối quan hệ đem đến nhiều tổn thương nhất trong cuộc đời chúng ta." —Wayne Stiles



Hình: Đồi Cô-lô-se, theo Pictorial Library of Bible Lands

BA BÀI HỌC TỪ NHỮNG THƯ TÍN VIẾT CHO TÍN ĐỒ TẠI CÔ-LÔ-SE


Dù trông thật nhàm chán và tầm thường, sự hiện diện của ngọn đồi trọc Cô-lô-se nhắc chúng ta nhớ đến những bài học bất hủ trong lá thư được viết cho tín đồ tại đây. Những thư tín của Phao-lô viết cho Phi-lê-môn và cho hội thánh Cô-lô-se được viết từ Rô-ma vào cùng thời điểm mang nhiều ý nghĩa với độc giả lúc ban đầu cũng như với chúng ta ngày hôm nay, đặc biệt là những lời sau đây:

Nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác, thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.” (Cô-lô-se 3: 13)


Một vài bài học vẫn còn lắng đọng đến ngày hôm nay:

  1. Giống như Ô-nê-sim, tất cả chúng ta đều cần được tha thứ.

  2. Giống như Phi-lê-môn, tất cả chúng ta đều cần tha thứ cho một ai đó.

  3. Giống như Phao-lô, tất cả chúng ta đều cần nhắc đến sự tể trị của Chúa trong việc tha thứ.

Chúng ta cần nhận ra rằng điều lớn lao hơn đang xảy ra trong những tình huống dường như bế tắc trong cuộc sống của chúng ta. Đức Chúa Trời vẫn đang hành động. Ngài hành động ngay cả trong những mối quan hệ đem đến nhiều tổn thương nhất trong cuộc đời chúng ta. Chỉ khi chúng ta nhận ra Chúa đã tha thứ cho mình, chúng ta mới có thể tha thứ cho người khác, để rồi khi đó, chính chúng ta sẽ nhận được một trong những món quà tuyệt vời nhất của Chúa… chính là:


Sự bình yên trong tâm hồn.


Người dịch: Vi.p



Phụ Nữ và Niềm Tin được phép chuyển dịch bài viết này của tác giả Wayne Stiles. Xem thêm tại waynestiles.com



Commenti


Đăng ký nhận bài mới

Cám ơn bạn đã đăng ký nhận bài! 

  • Facebook
  • YouTube

© 2022 by Phụ Nữ & Niềm Tin

bottom of page